Days Gone và Mad Max đã tăng mạnh sự nhập vai bằng cơ chế quản lý phương tiện trong thế giới mở và các trò chơi khác nên cố gắng học hỏi.
Bởi vì chúng ta đã có rất nhiều trò chơi thế giới mở tuyệt vời, hẳn rằng bất kỳ game thủ nào cũng có một vài yêu cầu cho các tựa game thế giới mở đó để chúng phù hợp với bản thân hơn. Những yêu cầu này có thể là những thứ quy mô lớn như khả năng chơi lại của trò chơi trong thế giới mở, độ bão hòa nội dung và độ dài tựa game, cho đến những thứ quy mô nhỏ hơn như tùy chọn giao diện người dùng và các AI ngẫu nhiên. Một số game thủ có thể bỏ qua một trò chơi thế giới mở nếu nó không đáp ứng được một yêu cầu cụ thể, trong khi những game thủ khác có thể chỉ tìm kiếm một cảm giác bầu không khí cụ thể để thu hút họ.
Có thể không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo đúng tiêu chuẩn, nhưng một điểm chung của các trò chơi thế giới mở luôn gắn liền với kỳ vọng của mọi game thủ là chúng sẽ có hàng trăm giờ nội dung để tận hưởng. Ví dụ như Dying Light 2: Stay Human có tuổi thọ hoàn thành 500 giờ và đó giống như một huy hiệu danh dự vậy, mặc dù đó cũng là điều khiến nhiều người chơi thấy nản lòng. Tuy thời lượng các trò chơi thế giới mở thường dài, nhưng tất cả chúng ta hẳn sẽ đồng ý rằng khi các cơ chế được tích hợp một cách thích hợp vào bầu không khí của một trò chơi thế giới mở, nó sẽ tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời. Days Gone và Mad Max đều là những ví dụ điển hình về điều này khi nói đến cơ chế quản lý phương tiện.
Quản lý phương tiện trong Days Gone và Mad Max rất đáng hài lòng
Trong bất kỳ trò chơi thế giới mở nào mà người chơi có một bản đồ rộng lớn để khám phá, cách thiết kế đường di chuyển phải luôn là điều tối quan trọng. Tất nhiên, không phải trò chơi nào cũng có thể đem vào những màn đu tơ điêu luyện như của Marvel’s Spider-Man mà phải có cơ chế di chuyển phù hợp với tài nguyên hoặc ranh giới mà thế giới của trò chơi đó tuân theo.
Trong trường hợp của Days Gone và Mad Max, có nhiều điểm tương đồng mà những tựa game này chia sẻ chứng tỏ sự cân nhắc tuyệt vời về cách người chơi sẽ đi qua những cảnh quan đẹp đẽ của chúng. Deacon St. John của Days Gone lái một chiếc xe mô tô, còn nhân vật chính của Mad Max lái chiếc Magnum Opus và những chiếc ô tô linh tinh khác, nhưng tiền đề về việc bảo trì và quản lý phương tiện của họ là giống nhau. Cả hai trò chơi đều có một đồng hồ đo nhiên liệu thông báo cho người chơi biết có thể lái chiếc xe của mình bao lâu nữa cho đến khi nó cạn kiệt xăng hoàn toàn, và nếu hết xăng thì tại thời điểm đó nó sẽ dừng lại và bất động. Để tránh điều này xảy ra, người chơi cần xác định vị trí nguồn nhiên liệu và tự đổ xăng cho xe của mình.
Mad Max có các hộp xăng ở hầu hết mọi trại hoặc điểm tham quan, phần lớn là do có vô số xăng có thể xuất hiện lại ở một số địa điểm nơi cần một vụ nổ để người chơi vượt qua các cánh cửa bị khóa. Người chơi cũng có thể tích trữ thêm một can xăng ở phía sau Magnum Opus, cũng như giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe thông qua việc nâng cấp xe, khiến cho việc quản lý nhiên liệu trong Mad Max trở nên dễ dàng hơn nếu người chơi muốn.
Mad Max cũng dễ dãi hơn Days Gone về sửa chữa xe. Ví dụ như Chumbucket của Mad Max sẽ tự động sửa chữa Magnum Opus khi chiếc xe đứng yên, bất kể người chơi có ở trong đó hay không và hoàn toàn miễn phí. Trong khi đó, nhân vật chính Deacon của Days Gone cần tự sửa chữa chiếc xe máy của mình bằng phế liệu hoặc đem nó cho một người thợ sửa xe tại một khu trại.
Days Gone khiến việc tiếp nhiên liệu và sửa chữa trở nên tốn kém và khó khăn hơn, đặc biệt nếu người chơi tham gia vào nhiều cuộc chạm trán bên đường. Chính trong những khoảnh khắc khi người chơi hết nhiên liệu, lũ Freakers và những kẻ bị nhiễm bệnh khác của Days Gone trở nên thực sự đáng sợ có thể khiến nhiều game thủ hoảng loạn căng thẳng vì không còn lối thoát đáng tin cậy nào nữa. Các kẻ địch của Mad Max ít gây lo lắng hơn vì chúng dường như chủ yếu bám vào những địa điểm đã định trước, nhưng về cơ bản thì các trò chơi này đã làm cho người chơi trở nên đắm chìm vào vùng đất bản thân đang khám phá hơn nhờ các cơ chế quản lý phương tiện.
Days Gone và Mad Max đã tích hợp một cơ chế dịch chuyển đầy chu đáo vào thế giới mở của chúng để tôn lên cơ chế quản lý phương tiện
Các cơ chế di chuyển của Days Gone và Mad Max được thiết kế để có ý nghĩa về mặt hậu cần cho cơ chế quản lý phương tiện trong thế giới của chúng. Trong Days Gone, người chơi thường sẽ đi qua một trạm xăng nơi có khả năng có thể tìm thấy một hộp nhiên liệu. Các khu vực Trạm kiểm soát NERO cũng luôn là một nguồn lấy nhiên liệu tuyệt vời với các hộp chứa xăng nằm ở vị trí đáng tin cậy và tính năng fast travel giữa các điểm này sau đó cũng được mở. Trong Days Gone thì khả năng fast travel chỉ là để tiết kiệm nhiên liệu cho chiếc xe của Deacon. Với tính năng này thì người chơi chỉ có thể di chuyển ngay lập tức một quãng đường bằng với quãng đường lúc lái xe bình thường có thể đi được trước khi hết xăng mà thôi. Nhưng sau khi các Trạm kiểm soát NERO được clear và mở khóa, điều này sẽ trở thành một vấn đề nhỏ hơn vì người chơi có thể fast travel đến Trạm kiểm soát NERO, tiếp nhiên liệu cho xe, sau đó fast travel đến gần điểm đến của nhiệm vụ. Điều này làm cho phương thức di chuyển của Days Gone trở nên độc đáo vì quản lý phương tiện là một phần thiết yếu trong bầu không khí thế giới mở của nó
Trong Mad Max, fast travel cho phép người chơi đi lại tự do và dễ dàng đến một số địa điểm nhất định sau khi mở khóa, giống với nhiều trò chơi thế giới mở khác, nhưng nó bị ảnh hưởng bởi các cơ chế quản lý phương tiện nhập vai của Mad Max và các cơ chế khác. Thay vì để các điểm đồng bộ như của Assassin’s Creed rải rác trên bản đồ có thể lập tức tới các địa điểm, người chơi Mad Max phải tìm đến các điểm fast travel nhất định để bay lên trên một khinh khí cầu mà đôi khi phải tự tiếp nhiên liệu hoặc tự khởi động, đồng thời quét môi trường bằng ống nhòm để sau đó đánh dấu vị trí hoặc công trình cần đi đến trên bản đồ. Như đã đề cập trước đây, đây có thể là những phần của một trò chơi thế giới mở mà người chơi muốn tránh hoàn toàn. Một số người chơi có thể cảm thấy phiền phức khi phải thường xuyên tạm dừng những gì họ đang làm để tìm một nơi nào đó để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, có thể lập luận rằng điều này phá vỡ mọi sự đơn điệu trong thế giới mở của Days Gone và Mad Max, nơi mà nếu không có cơ chế này thì game thủ sẽ có thể thoải mái tránh những nguy hiểm bên đường.
Nhiều trò chơi thế giới mở đã chiều người chơi quá mức và không để người chơi đi khám phá theo đúng cách của trò chơi đó, thay vào đó để các điểm fast travel “mì ăn liền” xuất hiện quá nhiều khiến người chơi không có lý do gì để khám phá sự quy mô trên bản đồ thế giới mở của tựa game nữa. Cả Days Gone và Mad Max chắc chắn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng cũng như bất kỳ trò chơi nào khác, nhưng thứ chúng thực sự xuất sắc là thiết kế những chuyến đi thế giới mở đầy thỏa mãn nhờ vào cơ chế quản lý phương tiện hấp dẫn và nhập vai.
Xem thêm: 6 thương hiệu game AAA cần thêm chế độ chụp ảnh