YouTube vẫn có một số kẽ hở khiến kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo các nhà sáng tạo nội dung tiền bản quyền âm nhạc.
Billboard tuần trước đã đăng tải thông tin chi tiết về vụ lừa đảo hàng triệu USD tiền bản quyền của hai kẻ đến từ Phoenix đó là Jose “Chenel” Medina Teran và Webster Batista. Lợi dụng kẽ hở của YouTube, hai tên này đã lấy đó làm cơ hội kiếm hàng chục triệu USD một cách phạm pháp.
Jose và Webster đã cùng nhau thành lập một công ty truyền thông lấy tên là MediaMuv và tuyên bố quyền sở hữu nhiều bài hát và tác phẩm Latin của nhiều nghệ sĩ như Daddy Yankee và Julio Igleisas. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2017, hai kẻ này đã xác nhận bản quyền các clip âm nhạc được đăng tải trên Youtube và ung dung nhận tiền bản quyền từ các video đó. Tính đến nay, MediaMuv đã tuyên bố sở hữu bản quyền hơn 50.000 tác phẩm và thu về hơn 23 triệu VNĐ.
Trước khi thực hiện trò lừa đảo này, hai kẻ này đã tính toán rất kỹ càng. Chúng hợp tác với một bên thứ 3 là AdRev, bên này có thể truy cập được vào các công cụ CMS (Hệ thống quản lý nội dung) và Content ID (Mã nhận dạng nội dung) của Youtube và giúp các nghệ sĩ quản lý bản quyền của họ. MediaMuv đã rất tinh vi tạo ra các tài liệu giả mạo cũng cấp cho AdRev nhằm chứng minh các tác phẩm âm nhạc đã thuộc bản quyền của họ. AdRev đã tin tưởng và giúp MediaMuv thu phí bản quyền các video, thậm chí còn cho hai kẻ này truy cập trực tiếp vào Hệ thống quản lý nội dung của Youtube từ đó hai kẻ này có thể tuyên bố bản quyền đối với các tác phẩm khác.
Tuy nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Cuối năm ngoái, trong một cuộc điều tra thuế IRS, vụ trộm tiền bản quyền này đã bị phát hiện và truy tố với “30 tội danh về âm mưu lừa đảo, gian lận điện tử, rửa tiền và trộm cắp danh tính nghiêm trọng”. Theo Billboard, đây là một trong những vụ lừa tiền bản quyền YouTube lớn nhất lịch sử.
Qua vụ lừa đảo này cho thấy hệ thống quản lý của YouTube vẫn đang có kẽ hở khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung đang phải đối mặt với hiểm hoạ như vậy. Hệ thống Content ID vốn được Youtube lập ra để giúp các nhà sáng tạo nội dung không bị đánh cắp bản quyền nội dung tuy nhiên hiện tại hệ thống này lại đang bị những kẻ xấu lợi dụng để kiếm tiền từ những nội dung không phải của chúng.
YouTube cũng rất hạn chế khả năng truy cập từ bên ngoài vào hệ thống này bởi họ hiểu được sức mạnh của chúng. Tuy nhiên, chính điều này lại hạn chế việc xác minh xem các quyền tuyên bố sở hữu là thật hay giả mạo để chống lại những kẻ lừa đảo. Nếu muốn truy cập họ cần phải làm qua một công ty quản lý bản quyền như MediaMuv đã thuê AdRev làm. Điều này chứng tỏ rằng những kẻ xấu đó cũng hiểu rất rõ và đánh lừa cả bên thứ 3 rồi nghiễm nhiên sở hữu nội dung không phải của mình để thu tiền bản quyền. Có thể MediaMuv không phải công ty duy nhất thực hiện trò lừa đảo này mà còn nhiều hơn nữa nhưng chưa bị phát hiện.
Xem thêm: Quỳnh Alee lên tiếng về nghi vấn liên quan đến clip nhạy cảm đang gây xôn xao cộng đồng mạng